Phong cách Indochine ( Đông Dương) – bản giao hưởng đầy màu sắc giữa 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây sẽ khiến chúng ta phải đắm chìm khi chiêm ngưỡng. Không chỉ vì dấu ấn thời gian được thể hiện trong những mẫu thiết kế hay sự uy nghi đồ sộ mà kiến trúc Đông Dương còn giúp chúng ta “sống lại” trong một bầu trời mới, một Việt Nam rất xưa và rất riêng. Vậy phong cách Indochine là gì? Để kiến tạo nên một không gian căn hộ phong cách Indochine cần những yếu tố gì? Cùng Kiến trúc KATA xem qua bài viết dưới đây để có đáp án cho những vấn đề trên.
1. Phong cách Indochine là gì? – Căn hộ phong cách Indochine
Indochine là từ tiếng Pháp dùng để chỉ đến khu vực bán đảo Đông Dương, bao gồm các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Indochine là sự kết hợp hoàn hảo của hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Phong cách Indochine còn được biết đến với cái tên thuần Việt hơn là phong cách Đông Dương, cách gọi này giúp chúng ta có thể liên tưởng đến nét đẹp của nền văn hóa truyền thống Á Đông hòa quyện cùng chất lãng mạn của kiến trúc Pháp.
Ngày nay phong cách Đông Dương ở Việt Nam thường chọn lọc những chi tiết trang trí đậm chất truyền thống, đơn giản và tinh tế, dễ dàng ứng dụng trong thực tế. Đồng thời kết hợp cùng nội thất hiện đại để phù hợp phong cách sống, đem lại sự thoải mái và tiện ích cho người sử dụng.
2. Phong cách Indochine bắt nguồn từ đâu? – Căn hộ phong cách Indochine
Phong cách Indochine trước đó có tên là phong cách thực dân, được Pháp mang vào Việt Nam khi bắt đầu công cuộc xâm chiếm thuộc địa. Ngày nay chúng ta vẫn còn bắt gặp được những thiết kế đặc trưng của phong cách này, nhiều nhất là ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
3. Đặc điểm của phong cách Indochine – Căn hộ phong cách Indochine
3.1. Màu sắc phù hợp với khí hậu nhiệt đới
Trong thiết kế nội thất, mỗi một chi tiết đều quan trọng như nhau, quyết định đến vẻ đẹp của tổng thể cũng như cái hồn của phong cách, và yếu tố màu sắc cũng không ngoại lệ. Nhằm làm nổi bật khí hậu nhiệt đới đặc trưng cũng như tạo sự hoài cổ, cảm giác thân thuộc, gần gũi cho gia chủ nên màu chủ đạo của phong cách Indochine thường thiên về gam màu ấm nóng như vàng nhạt, vàng kem…
Ngày nay, tone trắng tinh tế cũng rất được ưa chuộng sử dụng cho những bức tường indochine. Vừa phảng phất nét hiện đại, tinh tế vừa là tông nền hoàn hảo tô điểm cho những chi tiết thuần Đông Dương trở nên nổi bật hơn.
Mặt khác, những gam màu nóng như vàng cam, tím hay đỏ cũng có thể sử dụng trong phong cách này. Tuy nhiên, cần điều tiết tỷ lệ hợp lý tránh làm mất đi sự hài hòa của tổng thể.
3.2. Sử dụng chất liệu thuần phương Đông – Căn hộ phong cách Indochine
Bên cạnh yếu tố màu sắc thì chất liệu sử dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính hoàn mỹ của tổng thể. Nếu phong cách thiết kế Industrial nổi bật với những chất liệu mạnh mẽ, cá tính như thép, kim loại mạ sơn đen… thì phong cách Indochine lại đem đến một không gian gần gũi với những chất liệu đến từ thiên nhiên và thuần chất phương Đông.
* Chất liệu gỗ:
Nói đến chất liệu thuần tự nhiên không thể không nhắc đến chất liệu gỗ mộc mạc. Với vẻ đẹp đến từ những đường vân gỗ mềm mại cùng độ bền, tuổi thọ cao gỗ tự nhiên chính là lựa chọn hàng đầu cho những ngôi nhà thiết kế theo phong cách Indochine. Mỗi loại gỗ tự nhiên sẽ có màu sắc, đường vân, hương thơm, tuổi thọ, độ bóng khác nhau. Tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ cũng như tạo sự đồng nhất với tổng thể gia chủ có thể linh hoạt chọn lựa loại gỗ phù hợp. Một số loại gỗ thông dụng mà bạn có thể cân nhắc như gỗ hương, gỗ óc chó,…
* Chất liệu tre:
Là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam nên tre cũng là chất liệu không thể thiếu trong phong cách Indochine. Với ưu điểm chống mối mọt tốt cùng độ dẻo dai cao tre thường được dùng làm vách ngăn, màn cửa… hoặc đan lát thủ công thành những món đồ trang trí xinh xắn.
* Chất liệu gạch:
Chúng ta thường bắt gạch những viên gạch bông kích thước nhỏ với hoa văn đa dạng được dùng lát sàn nhà phong cách Đông Dương. Không phải ngẫu nhiên gạch bông được chọn lựa mà đây chính là nét đặc trưng riêng biệt của phong cách này. Khi sử dụng gạch bông lót sàn gia chủ có thể linh hoạt bố trí theo mảng khối nhằm tạo điểm nhấn cho từng khu vực.
3.3. Đồ nội thất phong cách Indochine – Căn hộ phong cách Indochine
Tương tự như vật liệu sử dụng, đồ nội thất trong phong cách Indochine cũng phải đảm bảo tính mộc mạc tái hiện chất “xưa” do đó nội thất gỗ tự nhiên hay đan lát từ mây, tre, nứa luôn được ưu tiên sử dụng trong không gian Indochine.
Ngoài những nội thất chung cư thông dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia chủ và các thành viên trong gia đình thì cũng tồn tại song song một số nội thất đậm chất indochine khác như bình phong, sập gụ, phản gỗ…
3.3.1. Con tiện
Một trong những đặc điểm nhận biết phong cách Indochine dễ dàng nhất có thể kể đến con tiện. Đây được xem là một sản phẩm được ứng dụng rộng rãi cho cả phần nội thất lẫn ngoại thất. Gia chủ có thể sử dụng con tiện trang trí ở khắp mọi nơi trong căn nhà như lan can, cầu thang, vách tường, song cửa chính, song cửa sổ…Với nhà phong cách Đông Dương loại con tiện chất liệu gỗ luôn được đánh giá cao bởi sự đa dạng về màu sắc, đường vân cùng độ bền, bóng đẹp theo thời gian.
3.3.2. Quạt trần
Quạt trần sử dụng trong nhà phong cách indochine cũng rất khác biệt so với những phong cách khác. Với thiết kế cánh quạt lớn, thiết kế bo cạnh cong mềm mại cùng chất liệu tự nhiên như gỗ, mây đan; quạt trần sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho không gian căn nhà thêm phần nổi bật.
3.3.3. Tranh sơn dầu
Thay vì sử dụng những vật liệu trang trí trên tường, thiết kế nội thất Indochine sẽ ưu tiên sử dụng những bức tranh sơn dầu hơn. Không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian, đây còn là món đồ có giá trị thẩm mỹ cao đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Nếu bức tường còn đang quá đơn điệu, trống rỗng hãy thử trang trí với tranh sơn dầu để cảm nhận sự khác biệt bạn nhé!
3.4. Chạm khắc hoa văn họa tiết truyền thống độc đáo – Căn hộ phong cách Indochine
Họa tiết, hoa văn truyền thống là một nét đặc trưng cực kỳ độc đáo của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những đường nét chạm khắc từ đơn giản đến phức tạp, cầu kỳ đều có dụng ý riêng, đem đến giá trị thẩm mỹ nhất định. Nếu đang có ý định ứng dụng phong cách Indochine vào tổ ấm thì gia chủ hãy tham khảo trước những họa tiết được đề cập sau đây nhằm mang đến cho căn nhà vẻ cổ kính truyền thống.
3.4.1. Họa tiết Kỷ Hà
Trong kiến trúc, họa tiết kỷ hà được sử dụng nhiều nhất và thường thấy nhất được chia làm ba nhóm chính: mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.
* Họa tiết kỷ hà mắc lưới:
Thường là các hình thoi cạnh thẳng dài ngắn khác nhau, đôi lúc sẽ sẽ hơi cong nhẹ hoặc là các hình thoi uốn cung tạo nên độ mềm mại cho các đường nét họa tiết. Họa tiết này nằm ở mức cơ bản và ít mãn nhãn nên hiếm khi được dùng để trang trí độc lập mà sẽ được lồng ghép cùng họa tiết hoa cỏ để làm nền cho tấm chạm hoặc các bức họa treo tường.
Bên cạnh đó còn có họa tiết mắc lưới lục giác hay còn có tên cũ là ‘kim quy’ nghĩa là Rùa Vàng vì có hình dạng giống như đường kẻ mai rùa. Họa tiết này thường được dùng làm nền hoặc điểm xuyết thêm các đường nét phá cách hoặc xếp chồng lên nhau. Phần viền của các bức bình phong được đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ để ngăn cách không gian thường được sử dụng họa tiết này.
Đối với họa tiết kỷ hà mắc lưới hình tam giác hay còn gọi là ‘nhân tự’ do có hình dạng giống chữ ‘nhân’ (人) trong chữ hán. Họa tiết này thường dùng làm nền hoặc đứng riêng lẻ đều được, thường thấy trên các vật dụng trang trí.
* Họa tiết Kỷ Hà vòng tròn:
Họa tiết kỷ hà vòng tròn tựa như hình đồng tiền (hình tròn và có tâm là lỗ hình vuông), thường là hai hoặc nhiều vòng tròn liên tiếp chồng chéo lên nhau (gọi là ‘song hoàn’ hoặc ‘liên hoàn’) thể hiện ý nghĩa tôn giáo và cầu chúc may mắn. Họa tiết này thường được thấy trên nền gạch lát sàn hoặc lát tường trang trí.
* Họa tiết hình chữ nhật:
Bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử nên ta sẽ dễ dàng nhận thấy nét tương liên với nền văn hóa Trung Hoa trong loại họa tiết hình chữ nhật này khi ứng dụng vào phong cách thiết kế nội thất Indochine. Các Hán tự (chữ Hán) được lồng ghép trong họa tiết này thường mang ý nghĩa cát tường như Phúc (福), Lộc (禄), Thọ (寿). Thường được dùng để làm tranh treo tường.
3.4.2. Họa tiết tĩnh vật
Họa tiết tĩnh vật dùng trong phong cách thiết kế nội thất Indochine thường thấy như Bát Bửu hoặc trái châu.
3.4.3. Họa tiết tĩnh vật trái châu
Trái châu sẽ gắn liền với hình ảnh hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái chùa chiền hoặc đền thờ, họa tiết này bắt nguồn từ điển tích văn hóa ‘Lưỡng long tranh châu’ theo quan niệm tín ngưỡng của người Việt Nam. Bởi vì mang theo ý nghĩa tín ngưỡng nên loại họa tiết ‘Lưỡng long tranh châu’ này rất khó để sử dụng tùy thích mà phải đi chung với các vật dụng trang trí mang ý nghĩa phong thủy như bức bình phong, các cặp lục bình bằng gỗ hoặc gốm sứ.
3.4.4. Hoạ tiết tĩnh vật Bát bửu
Có lẽ ít người Việt chúng ta sẽ không biết Bát Bửu là gì, bởi vì đây là quan niệm về 8 vật quý hiếm của người Trung Hoa và chỉ mới được truyền vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVII. Những vật quý này tùy thuộc vào mỗi nơi, mỗi nền văn hóa sẽ giống hoặc khác nhau, tuy nhiên trong thiết kế nội thất nhà cửa, các vật dụng bát bửu được sử dụng thường là: quyển sách, đàn, quạt, cây thương, bầu rượu, bông sen, thanh gươm, giỏ hoa.
3.4.5. Họa tiết hình thú
Nhắc đến họa tiết hình thú thì không thể không nhắc đến “Tứ Linh” – Long Lân Quy Phụng trong văn hóa truyền thống của người Châu Á, đây là những thần thú biểu trưng đậm sắc tín ngưỡng về tôn giáo và văn hóa. Bên cạnh đó còn những loài vật khác cũng được tin tưởng mang ý nghĩa tốt lành khác như: hổ, rắn, voi, cá chép….
3.4.6. Họa tiết hoa lá
Tương tự với “Tứ Linh” trong họa tiết hình thú thì về các loài hoa cỏ cũng có “Tứ Quý” tượng trưng cho 4 mùa luân chuyển trong năm gồm có: Tùng, Mai, Cúc, Trúc. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số loại cây, hoa khác bên cạnh “Tứ Quý” như hoa Đào, cây Bồ Đề, hoa Sen,… tùy thuộc vào sở thích, mong muốn cũng như là ý nghĩa thiết kế của căn nhà mà gia chủ hoặc kiến trúc sư lựa chọn họa tiết phù hợp.
3.4.7. Phù điêu, tường tròn
Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam rất đa dạng và phong phú vậy nên việc trưng bày hoặc trang trí đồ vật trong nhà có đôi lúc cũng phải mang một ý nghĩa nhất định về mặt tinh thần hoặc tôn nghiêm. Vậy nên trong phong cách thiết kế nội thất Indochine, các bức phù điêu chạm nổi và tượng tròn thường được sử dụng để làm vật trang trí. Các biểu tượng thường được sử dụng như:
* Tượng Phật: Phật giáo là là tôn giáo được đông đảo người Việt Nam thờ cúng, vậy nên việc trang trí tượng Phật trong nhà để mong cầu sự bình yên và an lành cho gia chủ.
* Hoa sen: Tuy không được chính thức công nhận là quốc hoa của Việt Nam tuy nhiên vẫn không thay đổi được ý nghĩa tốt lành của loài hoa này trong văn hóa người Việt. Hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, trong sạch và thanh tịnh (theo ý nghĩa của Phật giáo).
* Bồ đề: Cây bồ đề đại diện cho sự đại giác và gắn liền với hình ảnh của Phật Giáo.
* Trống đồng: Một trong những biểu tượng văn hóa Việt Nam, có ý nghĩa thẩm mỹ cổ điển lớn.
Bên cạnh một số biểu tượng truyền thống đặc trưng của người Việt Nam thì phong cách Indochine còn chịu sự tác động từ sắc thái và văn hóa của người dân tộc vậy nên chúng ta vẫn dễ bắt gặp một số vật tượng trưng cho văn hóa Chăm-pa trong phong cách này như những chiếc đôn hình voi trắng – một linh thú của người Chăm hoặc một số tượng nữ thần Chăm đậm nét dân tộc.
Kiến trúc KATA vừa giới thiệu đến bạn những đặc trưng cơ bản của phong cách Indochine. Nếu muốn thiết kế nội thất chung cư theo phong cách độc đáo này thì hãy vận dụng ngay những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ để đạt hiệu quả cao bạn nhé!
Chúc các bạn xây nhà, dựng nhà thành công.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhà Đẹp – Kiến trúc KATA